Trong thời đại công nghệ số, ngành Marketing đang mở ra nhiều cơ hội mới với yêu cầu cao về sáng tạo và kỹ năng số. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ yêu thích ngành marketing nhưng vẫn chưa hiểu rõ về ngành này, vậy bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem ngành marketing là gì?, ngành marketing học gì?, xu hướng ngành marketing trong các năm tới đây sẽ ra sao?
1.Ngành marketing là gì?
Ngành Marketing là quá trình nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chiến lược nhằm tạo ra giá trị và kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Điều này bao gồm việc xác định nhu cầu thị trường, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và quảng bá để tăng cường doanh thu cũng như lòng trung thành của khách hàng.
Ngành Marketing không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo sản phẩm mà còn mở rộng ra các hoạt động như quản lý truyền thông, phân tích dữ liệu khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, và phát triển nội dung sáng tạo.
Đây là một ngành linh hoạt, phù hợp với những người yêu thích sáng tạo và có khả năng nắm bắt xu hướng.
2.Ngành marketing học những môn gì?
Học ngành marketing sinh viên cũng sẽ được học từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, ngoài ra còn được áp dụng vào thực hành thực tế.
Các môn học cơ sở ngành bao gồm:
- Nhập môn Marketing
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Toán ứng dụng trong Marketing
- Tâm lý học tiêu dùng
- …
Sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ được học các môn chuyên sâu để phát triển kỹ năng và kiến thức về các chiến lược marketing, từ xây dựng thương hiệu đến nghiên cứu thị trường. Một số môn học chuyên ngành gồm:
- Marketing chiến lược
- Quản trị thương hiệu
- Marketing truyền thông
- Nghiên cứu thị trường
- Marketing quốc tế
- Marketing số (Digital Marketing)
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
- Quản trị bán hàng
Ngoài ra, các kỹ năng thực tế cũng được chú trọng, giúp sinh viên phát triển khả năng giao tiếp, thuyết trình và quản lý các chiến dịch marketing. Những môn học này bao gồm:
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng giao tiếp
- Quản lý dự án marketing
- Sáng tạo nội dung marketing
Để có thể áp dụng kiến thức vào thực tế, sinh viên cũng sẽ học các môn học ứng dụng, giúp quản lý chiến dịch quảng cáo và phân tích dữ liệu marketing. Các môn học này bao gồm:
- Phân tích dữ liệu marketing
- Quản lý chiến dịch quảng cáo
- Chiến lược sản phẩm
Bên cạnh đó, một số môn học bổ trợ như Quản trị doanh nghiệp và Luật trong Marketing giúp sinh viên có cái nhìn tổng thể về môi trường kinh doanh và các quy định pháp lý liên quan đến marketing.
Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành Marketing
3.Ngành marketing ra trường làm gì? Xu hướng các công việc HOT ngành Marketing trong 5 năm tới
Cơ hội việc làm trong ngành Marketing hiện nay rất rộng mở và đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào công nghệ và thị trường trực tuyến.
Ngành Marketing không chỉ bao gồm các công việc truyền thống như quản lý chiến dịch quảng cáo hay nghiên cứu thị trường, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực mới như marketing kỹ thuật số (digital marketing), marketing trên mạng xã hội (social media marketing), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), và phân tích dữ liệu.
Các công việc ngành Marketing sẽ rất có cơ hội phát triển trong 5 năm tới như:
- Chuyên viên marketing: Quản lý các chiến lược marketing, nghiên cứu và phân tích thị trường, phát triển chiến lược truyền thông và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Thu thập và phân tích dữ liệu từ thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng.
- Quản lý thương hiệu (Brand Manager): Xây dựng, duy trì và phát triển giá trị thương hiệu, đảm bảo thương hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ luôn được nhận diện và yêu thích.
- Chuyên viên PR (Quan hệ công chúng): Quản lý quan hệ với công chúng và truyền thông, tổ chức sự kiện và duy trì hình ảnh tích cực của công ty.
- Chuyên viên digital marketing: Tập trung vào marketing trực tuyến thông qua các kênh như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, email marketing và quảng cáo trực tuyến.
- Chuyên viên nội dung (Content Creator/Writer): Sáng tạo và quản lý nội dung marketing, bao gồm viết bài, sản xuất video và hình ảnh để thu hút khách hàng.
- Quản lý chiến dịch quảng cáo: Lập kế hoạch, triển khai và giám sát các chiến dịch quảng cáo, từ quảng cáo truyền thống đến quảng cáo kỹ thuật số.
- Chuyên viên bán hàng (Sales): Kết hợp marketing và bán hàng để thúc đẩy doanh thu, quản lý mối quan hệ với khách hàng và phát triển các chiến lược bán hàng hiệu quả.
Với sự phát triển mạnh mẽ của marketing kỹ thuật số, các cơ hội nghề nghiệp trong ngành này cũng ngày càng đa dạng, từ các công ty nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia.
4.Cơ hội thăng tiến trong ngành marketing như nào?
Câu hỏi ngành marketing làm nghề gì?, có dễ thăng tiến trong ngành không? luôn là những băn khoăn của các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về ngành nghề đặc biệt trong ngành marketing đang rất phát triển như hiện nay.
Tuy nhiên, có thể khẳng định với các bạn rằng cơ hội phát triển trong ngành này vẫn rất rộng mở cho các bạn yêu thích lĩnh vực marketing.
STT | Vị trí | Nội dung công việc | Yêu cầu Kinh nghiệm | Thời gian |
1 | Marketing Intern (Thực tập sinh Marketing) |
|
0 | 3-6 tháng |
2 | Marketing Executive (Nhân viên Marketing) | -Thực hiện các chiến dịch marketing
– Quản lý sự kiện – Làm việc với các bên liên quan |
0-2 năm | 1-2 năm. |
3 | Marketing Leader (Trưởng phòng Marketing) |
|
2-4 năm | |
4 | Marketing Manager (Quản lý Marketing) | Quản lý toàn bộ hoạt động marketing của tổ chức
|
3-5 năn | |
5 | Director of Marketing (Giám đốc tiếp thị) | Định hình và thực hiện chiến lược marketing dài hạn cho tổ chức
|
5-7 năm | |
6 | Chief Marketing Officer – CMO | Quyết định chiến lược marketing tổng thể của công ty, đảm bảo tất cả hoạt động marketing | Khoảng 10-15 năm |
Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing không phải là một con đường thẳng, và bạn có thể có cơ hội lên vị trí cao hơn tùy vào năng lực của bản thân. Việc tiếp tục học hỏi, nâng cao kỹ năng chuyên môn và khả năng lãnh đạo sẽ giúp bạn đạt được các vị trí cao hơn trong ngành marketing.
Xem thêm: Tìm hiểu tổng quan về ngành Marketing
5.Ngành marketing thi khối nào?
Các trường đại học thường đưa ra các khối ngành tuyển sinh khác nhau cho ngành marketing của trường mình là khác nhau.
Tuy nhiên, có một số tổ hợp phổ biến được các trường đại học áp dụng như:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- Khối D01: Toán, Văn Anh
- Khối C00: Văn, Sử, Địa
6.Điểm chuẩn ngành marketing năm 2024 các trường đại học tại Hà Nội là bao nhiêu?
Năm 2024 có rất nhiều trường Đại học tuyển sinh ngành marketing tại Hà Nội, do đó điểm chuẩn của từng trường cũng khác nhau.
Tên trường | Ngành | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn 2024 |
Trường Đại học Kinh tế quốc dân | Marketing | A00, A01, D01, D07 | 27.78 |
Đại Học Ngoại Thương | Marketing | A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07 | 28.1 (A00) |
Học Viện Tài Chính | Quản trị kinh doanh (Marketing) | A00, A01, D01, D07 | 26.22 |
Đại học Thương mại | Marketing thương mại | A00, A01, D01, D07, XDHB | 27 |
Đại học Thương mại | Quản trị thương hiệu | A00, A01, D01, D07 | 26.75 |
Đại Học Hà Nội | Marketing (Dạy bằng tiếng anh) | D01 | 33.93 |
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc) | Marketing | A00, A01, D01 | Đang cập nhật |
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội | Marketing | A00, A01, D01, C00 | Đang cập nhật |
Đại Học Thăng Long | Marketing | A00, A01, D01, D03 | 24,97 |
Đại học Công Nghiệp Hà Nội | Marketing | A00, A01, D01 | 25,33 |
Đại học Công nghệ Đông Á | Marketing | A00, A01, C00, D01 | Đang cập nhật |
7.Có nên học ngành marketing đào tạo bằng tiếng Anh không?
Nếu bạn mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực marketing tại các công ty/tập đoàn lớn trên thế giới vậy thì chắc chắn bạn nên chọn chương trình học ngành Quản trị Marketing đào tạo bằng tiếng Anh.
Với việc học chương trình bằng tiếng Anh, bạn sẽ có cơ hội:
- Nâng cao kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành
Học bằng tiếng Anh giúp bạn thành thạo từ vựng và thuật ngữ chuyên ngành, điều này rất quan trọng trong Marketing quốc tế và Digital Marketing. Khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt cũng giúp bạn tự tin hơn khi làm việc với các đối tác hoặc khách hàng nước ngoài.
- Tiếp cận tài liệu và kiến thức quốc tế.
Nhiều nghiên cứu, tài liệu và công cụ marketing hàng đầu hiện nay đều được viết bằng tiếng Anh. Học bằng tiếng Anh giúp bạn tiếp cận trực tiếp với các nguồn tài nguyên này mà không bị hạn chế bởi ngôn ngữ.
- Cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia
Các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia thường yêu cầu nhân viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Học Marketing bằng tiếng Anh giúp bạn đáp ứng yêu cầu này và tăng cơ hội làm việc tại những môi trường chuyên nghiệp, năng động.
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động
Khi bạn có nền tảng tiếng Anh tốt cùng với kiến thức Marketing, bạn sẽ có lợi thế hơn so với các ứng viên khác, đặc biệt trong các công việc yêu cầu giao tiếp và xử lý công việc quốc tế.
Xem thêm: Tìm hiểu về ngành Quản trị Marketing bằng tiếng Anh
Kết luận, Ngành Marketing đang và sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực hấp dẫn, với nhiều cơ hội nghề nghiệp và triển vọng thăng tiến trong bối cảnh kinh tế số hóa và toàn cầu hóa. Việc hiểu rõ bản chất, yêu cầu học tập, cũng như xu hướng phát triển của ngành sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn học tập và định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu về ngành Marketing tại trường Đại học Công nghệ Đông Á
HOTLINE: 024.6262.7792 – 0389 .838.312