Quản trị kinh doanh ra làm gì? Học gì? Mức lương bao nhiêu?

Trong thời đại bùng nổ kinh tế và hội nhập quốc tế, ngành Quản trị Kinh doanh nổi lên như một “cơn sốt” thu hút đông đảo thí sinh lựa chọn theo học bởi tiềm năng phát triển mạnh mẽ và cơ hội việc làm rộng mở. Nhu cầu nhân lực có trình độ quản trị kinh doanh ngày càng cao ở mọi lĩnh vực, từ tập đoàn lớn đến doanh nghiệp nhỏ, từ khu vực công đến khu vực tư.

1. Tổng quan về ngành quản trị kinh doanh

1.1. Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh (QTKD) là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành các tổ chức kinh tế hiệu quả. Ngành học này bao quát nhiều lĩnh vực như quản lý chiến lược, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị vận hành,…

Giới thiệu tổng quát về ngành Quản trị kinh doanh

1.2. Có nên học ngành Quản trị kinh doanh hay không?

Ngành Quản trị Kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại, bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số lý do chính:

  • Nhu cầu ngày càng cao về nhân lực có trình độ cao ngành quản trị kinh doanh

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu ngày càng cao về nhân lực có trình độ quản trị kinh doanh. Các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng cần những người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý để vận hành hiệu quả, đưa ra quyết định sáng suốt, và đạt được lợi thế cạnh tranh. Ngành QTKD cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu này.

  • Cơ hội việc làm rộng mở

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là tự khởi nghiệp kinh doanh riêng. Một số vị trí công việc phổ biến cho sinh viên QTKD bao gồm: chuyên viên marketing, chuyên viên tài chính, chuyên viên nhân sự, quản lý dự án, quản lý bán hàng,…

  • Mức lương hấp dẫn

So với các ngành học khác, ngành quản trị kinh doanh thường có mức lương cao hơn. Theo thống kê của một trang web về việc làm, mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh tại Việt Nam hiện nay là 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể dao động tùy thuộc vào năng lực bản thân, kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc, và ngành nghề.

  • Phát triển tư duy và kỹ năng

Học tập ngành quản trị kinh doanh không chỉ giúp sinh viên trang bị kiến thức chuyên môn mà còn giúp phát triển nhiều kỹ năng mềm quan trọng như tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm,… Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh.

2.Ngành quản trị kinh doanh học những gì?

Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD) thường bao gồm các nhóm môn học chính sau:

2.1. Các môn học cơ sở:

Các môn cơ sở ngành thuộc ngành Quản trị kinh doanh như: Nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản, lý thuyết tài chính tiền tệ, marketing căn bản, nhập môn ngành, kinh tế học vi mô, nguyên lý thống kê, quản trị học, pháp luật kinh tế, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học phát triển, kinh tế lượng, Logistics, Tâm lý kinh doanh, Kinh tế công cộng,…

2.2. Các môn học chuyên ngành

Các môn học chuyên ngành trong ngành Quản trị kinh doanh bao gồm: Kế toán tài chính, tài chính doanh nghiệp, thực tập nhận thức ngành, thống kê doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị tác nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị tài chính, quản trị chuỗi cung ứng, lập và quản lý dự án, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính quốc tế, phân tích hoạt động kinh doanh,…

Ngoài ra, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh còn có thể học các môn khác như: quản trị rủi ro, giao tiếp và đàm phán kinh doanh, kinh doanh quốc tế, thị trường chứng khoán, thương mại điện tử, quản trị thương hiệu, quản lý công nghệ, văn hóa kinh doanh, phân tích tài chính doanh nghiệp,…

Các môn học ngành quản trị kinh doanh? Ngành Quản trị kinh doanh học gì?

2.3. Kỹ năng mềm

Ngoài ra, trong quá trình học tập, sinh viên ngành quản trị kinh doanh còn được trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng tin học cần thiết trong quá trình làm việc,…

3. Quản trị kinh doanh ra làm gì?

Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Đặc biệt với sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc ở đa dạng lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, các cơ quan nhà nước,…

3.1. Các công việc ngành quản trị kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh

Học ngành quản trị kinh doanh ra làm gì? Có rất nhiều công việc mà sinh viên học  ngành quản trị kinh doanh ra có thể làm như:

  • Chuyên viên Marketing: Phụ trách các hoạt động marketing như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng cáo, bán hàng,…
  • Chuyên viên Tài chính: Phụ trách các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như huy động vốn, đầu tư, phân phối lợi nhuận,…
  • Chuyên viên Nhân sự: Phụ trách các hoạt động quản lý nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc, bồi dưỡng nhân viên,…
  • Quản lý Dự án: Lãnh đạo và điều phối các dự án kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Chịu trách nhiệm về việc quản lý đội ngũ bán hàng và đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.
  • Giám đốc Kinh doanh: Lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành Quản trị kinh doanh ra làm gì?

3.2. Các công việc ngành quản trị kinh doanh trong lĩnh vực khác

Quản trị kinh doanh ra trường làm gì? Ngoài rác công việc kể trên, sinh viên ngành quản trị kinh doanh còn có thể đảm nhiệm các công việc như:

  • Ngân hàng: Chuyên viên tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng,…
  • Chứng khoán: Chuyên viên phân tích tài chính, môi giới chứng khoán,…
  • Bất động sản: Chuyên viên kinh doanh bất động sản, quản lý tài sản,…
  • Khởi nghiệp kinh doanh: Tự thành lập và điều hành doanh nghiệp riêng.
  • Cơ quan nhà nước: Cán bộ các bộ, ban, ngành liên quan đến kinh tế.
  • Tổ chức phi lợi nhuận: Quản lý dự án, quản lý chương trình,…

3.3. Một số công việc khác

  • Giảng viên: Giảng dạy các môn học về quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng.
  • Nghiên cứu viên: Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh.
  • Tư vấn viên: Tư vấn cho các doanh nghiệp về các chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, quản trị nhân sự,…
  • Chuyên viên kinh tế: Phân tích dữ liệu kinh tế, dự báo xu hướng thị trường, tư vấn cho các doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra, với kiến thức và kỹ năng học được từ ngành Quản trị Kinh doanh, bạn cũng có thể linh hoạt chuyển đổi sang các lĩnh vực khác như giáo dục, đào tạo, nghiên cứu,…

4.Mức lương ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu?

Mức lương ngành Quản trị Kinh doanh dao động từ 8 đến 50 triệu và thậm chí cao hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: năng lực, kinh nghiệm, vị trí, ngành nghề và khu vực làm việc,…

Vị trí công việc Mức lương trung bình (triệu đồng/tháng) Yêu cầu
Chuyên viên Marketing 10 – 18 Tốt nghiệp Đại học ngành QTKD, có kinh nghiệm 1 – 3 năm, kỹ năng marketing, truyền thông, quảng cáo.
Chuyên viên Tài chính 12 – 20 Tốt nghiệp Đại học ngành QTKD hoặc Kế toán, có kinh nghiệm 1 – 3 năm, kiến thức về tài chính, đầu tư, phân tích tài chính.
Chuyên viên Nhân sự 10 – 17 Tốt nghiệp Đại học ngành QTKD hoặc Nhân sự, có kinh nghiệm 1 – 3 năm, kiến thức về tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự.
Quản lý Dự án 15 – 25 Tốt nghiệp Đại học ngành QTKD, có kinh nghiệm 3 – 5 năm, kỹ năng quản lý dự án, lãnh đạo, giải quyết vấn đề.
Quản lý Bán hàng 18 – 30 Tốt nghiệp Đại học ngành QTKD, có kinh nghiệm 3 – 5 năm, kỹ năng bán hàng, quản lý đội ngũ bán hàng.
Giám đốc Kinh doanh 30 – 50 Tốt nghiệp Đại học ngành QTKD, có kinh nghiệm 5 năm trở lên, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
Ngành quản trị kinh doanh mức lương bao nhiêu?
  • Mức lương chuyên viên marketing từ 10 đến 18 triệu, với những người có kinh nghiệm từ 1-3 năm, có kỹ năng về marketing, truyền thông, quảng cáo,…
  • Mức lương chuyên viên tài chính giao động từ 12-20 triệu, yêu cầu có kinh nghiệm từ 1-3 năm, có kiến thức về tài chính, đầu tư, phân tích tài chính,…
  • Mức lương chuyên viên Nhân sự từ 10-17 triệu cho những người có kinh nghiệm từ 1-3 năm, kiến thức về tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự.
  • Mức lương quản trị Dự án từ 15-25 triệu, yêu cầu có kinh nghiệm 3 – 5 năm, kỹ năng quản lý dự án, lãnh đạo, giải quyết vấn đề.
  • Mức lương quản lý bán hàng từ 18-30 triệu, có kinh nghiệm 3 – 5 năm, kỹ năng bán hàng, quản lý đội ngũ bán hàng.
  • Mức lương vị trí giám đốc Kinh doanh từ 30-50 triệu, với những lãnh đạo của kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

5.Ngành quản trị kinh doanh nên học trường nào tại Hà Nội?

Nên học ngành quản trị kinh doanh tại trường nào ở Hà Nội. Tại Hà Nội, có rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành Quản trị kinh doanh như: 

5.1. Đại học Kinh tế quốc dân

  • Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Mã ngành: 7340101
  • Tổ hợp xét tuyển: A00; A01; D01; D07
  • Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh 2023 của Trường Đại học Kinh tế quốc dân là 27.25 điểm theo phương thức Điểm thi THPT quốc gia.

5.2. Đại học Thương Mại

  • Địa chỉ: 79 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Mã ngành:  TM01 (Quản trị kinh doanh – Quản trị kinh doanh) và TM03 (Quản trị kinh doanh – Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh)
  • Tổ hợp xét tuyển: A00; A01; D01; D07
  • Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh 2023 ngành quản trị kinh doanh và khởi nghiệp và phát triển kinh doanh của Trường Đại học Thương mại là 26.3 và 26.5 điểm.
Nên học ngành quản trị kinh doanh tại Trường nào ở Hà Nội

5.3. Đại học Ngoại thương

  • Địa chỉ: 91 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Mã ngành: NTH02
  • Trong nhóm ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh của Đại học Ngoại thương rất đa dạng, bao gồm: Ngành kinh doanh quốc tế, ngành quản trị khách sạn, Ngành Marketing. 
  • Tổ hợp xét tuyển đa dạng: A00, A01, D01, D07
  • Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh, ngành kinh doanh quốc tế, ngành quản trị khách sạn, ngành Marketing của Đại học Ngoại thương năm 2023 là 27.2 và 27.7 điểm tùy thuộc theo từng tổ hợp xét tuyển khác nhau.

5.4. Đại học Công nghệ Đông Á

  • Địa chỉ: Đường Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Mã ngành: 7340101
  • Tổ hợp xét tuyển đa dạng: A00; A01; D01; C00; D14; D15; A03
  • Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học Công nghệ Đông Á 2023 là 20 với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. 

NỘP HỒ SƠ

HOTLINE: 024.6262.7792 – 0389 .838.312

Xem thêm: Giới thiệu về ngành Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Xem thêm: Hội thảo công giới ngành đào tạo quản trị nhân lực trình độ đại học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *